Thời kỳ mang hoa, đậu trái là thời kỳ đặc biệt quan trọng do đây là giai đoạn quyết định năng suất và chất lượng của sầu riêng. Rụng trái non là hiện tượng thường gặp trong quá trình canh tác cây sầu riêng. Nguyên nhân chính có thể kể đến là do điều kiện thời tiết, vấn đề sinh lý, mất cân bằng dinh dưỡng, bệnh thán thư, sâu bệnh,...
Mưa đột ngột, nắng nóng kéo dài, cùng với biên độ nhiệt rất lớn ở các tỉnh miền Nam (khu vực trồng và sản xuất sầu riêng rộng rãi) khiến cây không kịp thích nghi dẫn đến sầu riêng bị rụng trái non. Bên cạnh đó, mưa bão cũng là một trong các yếu tố khiến sầu riêng rụng trái.
– Duy trì lượng nước tưới cây vừa phải. Để giúp cây giải nhiệt, tưới đẫm nước lên lá, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Lưu ý, nên tưới cây vào buổi sáng hoặc chiều mát, hạn chế tưới vào giữa ngày vì dễ khiến cho cây bị sốc nhiệt.
– Nhằm tăng cường khả năng chống chịu và bổ sung các nguyên tố cần thiết, bà con nên lưu ý đến lượng nước, lượng phân bón và hàm lượng trung, vi lượng.
– Để giữ ẩm cho đất trong điều kiện khô nóng, nên trồng thảm thực vật (cây họ đậu) để giảm sốc nhiệt cho sầu riêng.
Thời tiết thất thường, mưa bão là một trong những yếu tố khiến sầu riêng rụng trái non
Một trong những nguyên nhân sầu riêng rụng trái non có thể kể đến là do thiếu dinh dưỡng.
Khi sầu riêng bắt đầu ra nhiều hoa và đậu trái, bà con cần tỉa bỏ bớt hoa và trái đúng thời điểm. Điều này giúp hạn chế việc cạnh tranh chất dinh dưỡng với nhau, vì cây sẽ không đủ dưỡng chất để nuôi tất cả hoa và quả trên cây...
Triệu chứng:
– Trái non rụng chậm, có các đặc điểm sau: vành khăn, chậm lớn, khô héo,…
– Bệnh hại (vi trùng, bệnh mủ, thối rễ,...), sâu rầy tấn công cây làm lá bị rụng và hư.
– Không đủ chồi và lá tươi trên cây.
– Lá nhỏ, mỏng.
– Bón phân hữu cơ và NPK ít nhất 3 tháng trước khi cây ra bông (Theo hướng dẫn của chuyên gia).
+ Phân hữu cơ: Bón từ 5-10kg/gốc, bón 2-3 tháng 1 lần kết hợp với phân bón dạng nước để cây hấp thụ dinh dưỡng như Metalosate Tropical, Metalosate Crop Up và Metalosate Multimineral.
+ NPK: Nên sử dụng NPK phức hợp như 16-16-8 9S (13S) để cân đối dinh dưỡng, bón 1-2 kg/gốc, bón định kỳ 1 tháng/lần.
+ Bổ sung các trung vi lượng, đặc biệt Ca và Bo giúp tăng khả năng đậu quả và cứng cuống quả.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cây để hạn chế rụng trái non do thiếu dinh dưỡng
Bón quá nhiều phân đạm có thể khiến cây ra đọt non và lá non tập trung, cạnh tranh chất dinh dưỡng trực tiếp, làm sầu riêng ra đọt non trong mùa ra hoa và đậu quả. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sầu riêng bị rụng trái non. Đối với sầu riêng có trọng lượng dưới 1,5kg/trái mà cây ra chồi mới thì cần tập trung dưỡng chồi, không nuôi trái. Mức độ rụng của trái non sẽ phụ thuộc vào độ mạnh yếu của chồi. Lá non, chồi và lá non của sầu riêng càng khỏe thì quả non bị rụng càng nhiều.
Triệu chứng: Ở đầu cành xuất hiện cơi đọt mới trong khi cành đang có hoa, có trái.
Bón thừa đạm khiến sầu riêng ra đọt non trong mùa ra hoa - đậu quả, dẫn đến bị rụng trái non
– Hãm đọt: Không phát triển chồi mới tuy nhiên dễ làm cây mất sức sống, dễ bị bệnh hoặc chết cây sau khi thu hoạch, sản lượng kém.
– Ra bông, ra nụ: Kích thích ra bông giai đoạn ban đầu. Sau từ 7 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho nhú mắt cua. Khi lá già, hoa chuẩn bị bước vào giai đoạn nhả nhụy, cần đảm bảo cây khỏe mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng thì năng suất sẽ cao nhất.
Bệnh thán thư là nguyên nhân chính khiến cho cây yếu và gây hại vào tất cả các giai đoạn phát triển của cây. Đặc biệt, cần lưu ý nếu cây nhiễm bệnh thán thư từ trước hoặc trong thời kỳ đậu quả sẽ dẫn đến tình trạng rụng trái non ở sầu riêng.
Triệu chứng:
– Lá: Xuất hiện các mảng khô ở đầu lá và những vùng khô quanh viền lá.
– Hoa: Sầu riêng ra hoa không thường xuyên và khô (chậm từng bông – quả non).
– Quả non: Quả bị khô, rụng dần, xuất hiện lớp trắng bao phủ bên ngoài.
Thán thư là một bệnh hại khiến cây sầu riêng rụng trái non
Tiến hành phun thuốc (Penazon 100EC (Penconazole)) hoặc (Fungimaster 250EC (Propiconazole)) giúp phòng trị thán thư từ giai đoạn chuẩn bị ra hoa (5-7 ngày trước khi mắt cua nhú lên). Phun lặp lại 7-10 ngày/lần vào mùa nắng và 5-7 ngày/lần vào mùa mưa.
Bên cạnh bệnh thán thư là tác nhân khiến sầu riêng rụng trái non thì sâu bệnh hại cũng là nguyên nhân khá phổ biến làm trái non bị rụng.
Triệu chứng:
– Rầy nâu, sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,… khi xuất hiện sẽ tấn công và chích hút nhựa cây ở lá non, gây hại trái làm sầu riêng rụng trái ( cả khi trái to). Sâu bệnh hại xâm nhập phá hoại mã ngoại thất, ảnh hưởng đến giá trị của quả.
Sử dụng thuốc trừ sâu (Agrovertin 50EC (Abamectin)) hoặc (Amsipilan 20 SP (Acetamiprid)) phối trộn với (Fungimaster 250 EC (Propiconazole)) hoặc (Penazon 100 EC (Penconazole)) để quản lý sâu bệnh hại.
Sử dụng thuốc trừ sâu theo ý kiến của chuyên gia để giảm và quản lý sâu bệnh hại hiệu quả
Sử dụng phân bón lá chứa Amino Acid, kết hợp các trung vi lượng dạng chelate (bộ 3 hoàn hảo) rất hữu hiệu cho các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản và dinh dưỡng cây sầu riêng:
- Giai đoạn sau thu hoạch và tăng trưởng: Sử dụng Metalosate Crop-Up (1 ml/1 lít nước), phục hồi sau thu hoạch, cây sinh trưởng và phát triển mạnh,… chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản: ra hoa và đậu trái.
- Giai đoạn sinh sản: Sử dụng Metalosate Tropical (1 ml/1 lít nước), tạo mầm hoa, thúc đẩy sự ra hoa và tăng khả năng thụ phấn, chống rụng trái non,…
- Giai đoạn dinh dưỡng: Sử dụng Metalosate Multimineral (1 ml/1 lít nước), nuôi quả, tăng độ lớn quả, tạo hương vị,… Tăng năng suất và chất lượng quả.
Phân bón lá chứa Amino Acid, kết hợp các trung vi lượng dạng chelate giúp cây phát triển toàn diện ở các giai đoạn
Đồng thời, để hạn chế tối đa thiệt hại do rụng trái non hàng loạt, bà con cần lưu ý:
- Tưới nước thường xuyên, theo chu kỳ, nhằm cấp ẩm đủ cho cây. Kết hợp xây dựng hệ thống thoát nước khoa học, tránh ngập úng gây ảnh hưởng đến rễ cây.
- Tỉa hoa, tỉa trái: Để cây có đủ dinh dưỡng nuôi hoa, tăng đậu trái, bà con cần tiến hành cắt tỉa. Chỉ giữ lại một số chùm ở cách xa nhau để các hoa không cạnh tranh dinh dưỡng. Khi sầu riêng đã đậu trái, bà con cần tỉa bỏ những trái có hình dạng méo mó, sâu bệnh.
- Bón phân đầy đủ và cân đối. Hạn chế thiếu dinh dưỡng cục bộ để chống rụng hoa, tăng tỉ lệ đậu trái.
- Phun thuốc trên toàn bộ 2 mặt lá bằng các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng cao để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nuôi trái, chống sượng và phòng ngừa các loại nấm bệnh tấn công.
Ngâm lúa giống là quá trình kích thích sự nảy mầm, đảm bảo hạt giống lên tốt, khỏe, từ đó giúp cây lúa phát triển mạnh mẽ và đạt năng suất cao hơn. Dưới đây là một số bước cơ bản Việt Hóa Nông gợi ý đến bà con nông dân để có thể ngâm lúa giống đúng kỹ thuật ...
Việt Hóa Nông, Shopee Vietnam, Home Credit, VietinBank là 4 nhóm dẫn đầu về thành tích và số lượng thành viên trong giải chạy ảo hướng về Đà Nẵng.
Khoảng 60% nhân viên của Công ty Việt Hoá Nông là những người mê chạy bộ, trung bình trên 60 km mỗi tuần. Bảng tổng sắp kết quả giải chạy ảo "Brave Đà Nẵng" thuộc hệ thống chạy ảo VRace ghi nhận thành tích ấn tượng của một nhóm có tên Việt Hóa Nông.
Bệnh do nấm bệnh Colletotrichum gây hại. Bệnh thán thư phổ biến trên nhiều loại cây trồng và trên cây cà phê, gây hại trên tất cả bộ phận cây trồng (thân cành, hoa, lá, quả).
Copyright © viethoanong.com 2020. All rights reserved.