Bệnh thán thư trên cây cà phê (tên khoa học Colletotrichum Cofeanum Noack; tên tiếng Anh: Anthracnose hoặc Coffee Berry Disease). Bệnh do nấm bệnh Colletotrichum gây hại. Bệnh thán thư phổ biến trên nhiều loại cây trồng và trên cây cà phê, gây hại trên tất cả bộ phận cây trồng (thân cành, hoa, lá, quả).
Bệnh thán thư trên cây cà phê.
Ảnh hưởng của nấm bệnh Colletotrichum đến cây cà phê khá nặng nề. Có thể kể đến:
- Cây mất khả năng hấp thụ ánh sáng trong quá trình quang hợp, quang hợp kém.
- Khô cành, lá rụng sớm, rụng trái non, thối trái,...
- Suy kém khả năng sinh trưởng và phát triển.
- Suy giảm năng suất và chất lượng quả cà phê.
Bệnh thán thư gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cây cà phê
Bệnh xảy ra vào mùa mưa, sau cơn mưa rào và ban đêm. Bào tử nấm có thể nảy mầm và phát triển ở nhiệt độ cao hơn, từ 20-35 độ C trở lên. Lây lan nhanh chóng do mưa, gió, tác nhân động vật hoặc do con người chăm sóc.
Bệnh thán thư có thể gây hại nhiều bộ phận của cây, nhưng chủ yếu vẫn là trên quả. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh:
- Trên quả: Bệnh thường tấn công mạnh ở giai đoạn quả đã trưởng thành. Tại vị trí gần cuống quả hoặc tại điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau (những nơi dễ bị nước đọng lại). Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi lõm xuống. Sau đó lan rộng khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, khô đen và rụng sớm.
- Trên cành: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở những đốt giữa cành. Sau đó bắt đầu lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh thường tấn công những cành nhỏ đang hóa gỗ, nếu nặng có thể gây hại cả những cành lớn và thân cây. Những vị trí bị bệnh chuyển thành màu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết.
- Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn màu nâu đen, sau đó lan rộng dần, trên đó có các vòng đồng tâm. Nếu nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen.
Nên quan sát và theo dõi để phát hiện sớm bệnh thán thư trên cây cà phê
Để có thể phòng trừ và kiểm soát bệnh thán thư hiệu quả trên cây cà phê, giải pháp IPM (Quản lý phòng trừ tổng hợp dịch hại) là phương án tốt nhất. Bà con nông dân cần lưu ý:
- Chọn giống cây cà phê khỏe và sạch bệnh.
- Trồng cây mật độ vừa phải, không quá dày, cắt tỉa tạo tán để tạo độ thông thoáng vườn.
- Hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cục bộ.
- Thường xuyên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh. Tỉa bỏ những cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng ra quả.
- Tỉa bớt cây che bóng trong mùa mưa để vườn luôn thông thoáng và khô ráo, hạn chế nấm bệnh phát triển.
- Tưới đủ nước cho cây, không tưới quá sớm hoặc quá muộn vì sẽ ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa.
- Bón phân cân đối và hợp lý giữa đạm, lân, kali (NPK). Bổ sung các nguyên tố trung vi lương hợp lý như Mg, Ca, Bo, Mg, Zn…
- Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma phối trộn phân hữu cơ để bón cho cây cà phê.
- Khi bệnh xuất hiện mức độ cao, cần lựa chọn thuốc hóa học và phun xịt hợp lý. (Như Propiconazole: Fungimaster 250 EC).
Việt Hóa Nông, Shopee Vietnam, Home Credit, VietinBank là 4 nhóm dẫn đầu về thành tích và số lượng thành viên trong giải chạy ảo hướng về Đà Nẵng.
Khoảng 60% nhân viên của Công ty Việt Hoá Nông là những người mê chạy bộ, trung bình trên 60 km mỗi tuần. Bảng tổng sắp kết quả giải chạy ảo "Brave Đà Nẵng" thuộc hệ thống chạy ảo VRace ghi nhận thành tích ấn tượng của một nhóm có tên Việt Hóa Nông.
Thời kỳ mang hoa, đậu trái là thời kỳ đặc biệt quan trọng do đây là giai đoạn quyết định năng suất và chất lượng của sầu riêng. Rụng trái non là hiện tượng thường gặp trong quá trình canh tác cây sầu riêng. Nguyên nhân chính có thể kể đến là do điều kiện thời tiết, vấn đề sinh ...
Ngâm lúa giống là quá trình kích thích sự nảy mầm, đảm bảo hạt giống lên tốt, khỏe, từ đó giúp cây lúa phát triển mạnh mẽ và đạt năng suất cao hơn. Dưới đây là một số bước cơ bản Việt Hóa Nông gợi ý đến bà con nông dân để có thể ngâm lúa giống đúng kỹ thuật ...
Copyright © viethoanong.com 2020. All rights reserved.